Nếu chúng ta không biết cách sử dụng hợp lí, có cố gắng tích tiền đến đâu cũng vẫn nghèo. Nhưng nếu biết cách tận dụng tiền bạc, dù tiêu tiền chúng ta vẫn giàu!

Người giàu sớm đã thành thạo các kĩ năng kiếm tiền, hình thành cho mình mô hình thu thập tài sản. Họ xây dựng một hồ nước trong dòng chảy của cải, chỉ chờ tiền tự chảy vào.

Nhiều nước giàu đặt mục tiêu giáo dục con cái về sự giàu có ngay khi chúng còn nhỏ, họ nghĩ rằng thay vì cho chúng nhiều tiền, chẳng bằng cho chúng "cần câu".

Giám đốc người Nhật Yoshiaki Murakami được người cha giàu có dạy dỗ từ nhỏ. Khi học lớp 4, Yoshiaki đã học kinh doanh cổ phiếu. Đến lúc ông lên đại học, cha của ông đã đưa 10 triệu yên và bảo ông từ nay về sau nên sống tự lập.

Vì vậy, Yoshiaki dùng số tiền này đầu tư chứng khoán, nhân số tiền lên nhiều lần. Sau đó, lại dùng số tiền này thành lập công ty quản lý tài sản AMC. Chỉ trong vài năm, tài sản của công ty đã tăng lên vài trăm lần.

Nếu chúng ta có thể làm giàu kiến thức tài chính của mình và tìm ra mô hình quản lý tài chính phù hợp, đồng thời tự tìm số vốn đầu tiên, đây có thể là yếu tố để làm giàu trong tương lai.

Sự giàu có là do chính mình tạo ra, có cách sẽ có đường!


Trường học thường chỉ dạy chúng ta cách lao động để tạo ra tiền. Nhưng chìa khóa giàu có là dùng tiền tạo ra tiền, hãy sáng suốt chọn đúng ngành mà bạn sẽ đầu tư lâu dài. Đừng tiếp tục lang thang và sử dụng nhiều cách không phù hợp, nó chỉ khiến bạn lãng phí thời gian vô ích.

Những gì mà các doanh nhân nhìn thấy là làm sao để tạo ra hệ thống lớn hơn, khiến lợi nhuận duy trì và nâng cao, trong khi nhân viên văn phòng chỉ thường nghĩ đến lương nhiều, lương ít. Những quan điểm khác nhau sẽ dẫn đến những kết quả khác nhau.

Chúng ta cần phải không ngừng học hỏi để thay đổi tư duy và quan niệm của bản thân.

Thông thường, người nghèo làm việc cho người giàu, con của người nghèo cũng làm việc cho con của người giàu. Nếu không phá vỡ quy luật vô nghĩa này, sự nghèo đói sẽ bị di truyền.

Mỗi người đều có 24 giờ trong ngày, nhưng có người dùng nó để làm việc, có người dùng nó để vui chơi. Cách dùng thời gian khác nhau sẽ quyết định chúng ta có thể trở nên giàu có hay không?

Tiền bạc cũng như vậy! Nếu chúng ta không biết cách sử dụng hợp lí, có cố gắng tích tiền đến đâu cũng vẫn nghèo. Nhưng nếu biết cách tận dụng tiền bạc, dù tiêu tiền chúng ta vẫn giàu!

Có hai gia đình nhà nghèo nọ ở cạnh nhau. Một ngày kia, cả hai nhà rủ nhau cùng đi đào mương cho bá hộ và nhận được số tiền 200 nghìn như nhau..

Nhà bên trái quyết định dùng số tiền này mua thịt về ăn một bữa thật ngon. Sau đó, còn bao nhiêu thì mua trứng và rau để dành ăn mấy hôm sau.

Ngược lại, nhà bên phải quyết định dùng tiền mua một đôi gà về nuôi. Số tiền còn lại mua hạt giống rau về trồng.

Sau này, khi nhà bên trái đã dùng hết thực phẩm thì nhà bên phải đang chuẩn bị thu hoạch. Họ có rau, có trứng gà để ăn, có đàn gà sắp lớn có thể bán lấy tiền...


Trên thực tế, thay đổi cách tiêu dùng có thể khiến bạn trở nên giàu có.

Trong cuốn "Cha giàu, cha nghèo", tác giả Robert Kiyosaki đã chỉ ra những sai lầm lớn trong quản lý tài chính ở người bình thường. Ông cho rằng:

"Sự khác biệt lớn nhất giữa người giàu và người nghèo nằm ở quan niệm tài sản và nợ."

Cái gọi là tài sản, chính là thứ có thể giúp bạn kiếm thêm tiền, trong khi nợ là những thứ bạn cần phải trả. Tài sản có thể giúp ta tích tiền trong túi, nợ chỉ khiến ta mất tiền trong túi. Muốn giàu có phải biết chọn đúng thứ để mua, để đầu tư, đừng nhầm lẫn giữa tài sản và nợ.

Chẳng hạn, nhiều người muốn mượn nợ để mua nhà. Vì họ cho rằng sở hữu một ngôi nhà của riêng mình sẽ đem lại cho họ cảm giác ổn định. Vậy ngôi nhà này là nợ hay tài sản?

Khi chúng ta vay tiền mua nhà, sẽ còn tiếp tục phát sinh nhiều chi phí khác như thuế, chi phí sửa chữa, tiền lắp đặt, mua nội thất... thành ra "tài sản" lại biến thành những khoản nợ.

Nếu nhà chỉ dùng để ở, vậy sẽ không tạo ra thu nhập. Nhưng nếu bạn cho thuê nhà, tiền thuê dư được dùng trả nợ, thì có thể nhà lúc này đã trở thành tài sản.

Người giàu thường không làm những việc vượt quá khả năng của họ, họ biết biến thu nhập thành tài sản. Nhưng người nghèo chỉ biết chăm chỉ tiết kiệm tài sản, khi có vấn đề phát sinh, họ sẽ có những khoản nợ chồng chất.

Điều chúng ta cần làm là học hỏi những kiến thức về đầu tư, sử dụng thu nhập hàng tháng để đầu tư tạo ra tài sản.

Một nhân viên văn phòng bình thường hi vọng có thể dựa vào việc siêng năng để tích lũy tiền làm giàu. Nhưng ước mơ đó rất khó thực hiện.

Nếu số tiền kiếm được hiện tại của bạn không đủ để đầu tư, vậy trước tiên hãy học cách điều chỉnh mô hình tiêu dùng.

Có câu nói rất hay: "Bạn kiếm được bao nhiêu tiền không quan trọng, mà bạn có thể kiếm được bao lâu mới quan trọng." Đừng biến bản thân thành cỗ máy làm việc máy móc, để rồi mãi vẫn chẳng giàu lên nổi.

Những người thông minh biết cách sử dụng thời gian rảnh rỗi để giúp họ tìm kiếm một khoản thu nhập liên tục.

Hiện tại, bạn đang ở cấp bậc nào cũng được, miễn là bạn dám nỗ lực đến cùng, vậy tương lai nhất định có thể đáng mong đợi. Hãy học cách sử dụng tiền hợp lý để sớm thành công!

Empathy
Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị